Có nhiều các bạn đặt ra câu hỏi rằng: Làm thế nào các nhà địa chính lại biết và quản lý được đất đai của nhà mình? Khi muốn bán đất hoặc cho thuê thì cần làm giấy tờ gì? Căn cứ vào đâu để khẳng định thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của mình khi xảy ra tranh chấp? …. Tóm lại, những câu hỏi của mọi người xoay quanh vấn đề về địa chính và bài viết này Phonhadat.vn sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi hóc búa đó, xin mời bạn cùng đọc những dòng chia sẻ!
Bản đồ địa chính là gì?
Địa chính nghĩa là cơ quan ghi lại vị trí, ranh giới, quyền sở hữu, chất lượng, số lượng và quyền sử dụng đất để lập bản đồ địa chính.. có liên quan đến dữ liệu và bản đồ. Bản đồ địa chính như màn hình thu nhỏ chụp lại đúng vị trí, ranh giới, trạng thái pháp lý của thửa đất đồng thời thể hiện các dạng đồ họa, ghi chú và phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.
Bản đồ địa chính được xây dựng theo hệ thống chặt chẽ, do các cán bộ địa chính thuộc chuyên ngành đất đai thiết lập từ cấp cơ sở xã , phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
Bản đồ địa chính có thể nói đó là cuốn “sổ đỏ” của Nhà nước khi vừa thống kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước nhằm thực thi các nhiệm vụ, công việc liên quan đến đất đai như thu thuế, quy hoạch đất đai, đền bù một cách dễ dàng; Vừa giúp cho phòng Dân sự có cơ sở pháp lý để làm các thủ tục thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp,…
Đặc điểm của bản đồ địa chính.
Tại Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành nội dung bản đồ địa chính được quy định gồm: Các yếu tố cơ bản và nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính.
– Yếu tố cơ bản
+ Điểm: là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Bao gồm: Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định
+ Đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm trên thực địa. Yếu tố đường tạo nên các khung bản đồ, lưới bản đồ…
+Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều.
+ Thửa đất: Đó là yếu tố cơ bản của đất đai. Thửa đất này phân biệt với thửa đất kia bằng các đường viền khép kín, nét liền theo hệ thống kí hiệu của bản đồ mà gọi chung là ranh giới.
+ Các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có trên thửa đất: ở khu vực đô thị và các khu vực của tổ chức Nhà nước giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các công trình chính không thể hiện các công trình tạm thời, ở khu vực nông thôn không thể hiện các công trình xây dựng.
– Nội dung thể hiện
+ Loại đất: Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất theo mục đích sử dụng: như đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất chưa sử dụng (nay là 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng).
+ Công trình xây dựng trên đất: là trên bản đồ thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc,… Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch, bê tông, nhà nhiều tầng.
+ Công trình thủy lợi: Hệ thống sông ngòi, kênh, mương, ao hồ,… chằng chịt được đo vẽ theo mực nước cao nhất hoặc mực nước tại thời điểm đo vẽ. Nếu kênh mương lớn hơn 0,5mm thì trên bản đồ phải vẽ 2 còn nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.
Trích lục bản đồ địa chính là gì?
Trích lục bản đồ địa chính là một trong những cơ sở quan trọng, nó giống như “bằng chứng thép” để các cơ quan có thẩm quyển quản lý và lấy đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Bởi nó cung cấp thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định, đồng thời người có quyền sở hữu đất đai nắm được quyền, trách nhiệm của mình đối với đất đai cũng như hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đất.
Xem thêm:
- Khoảng lùi xây dựng là gì? Quy định về khoảng lùi trong xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm là gì? Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm
- Đất quy hoạch là gì? Đất quy hoạch có được cấp sổ đỏ không?
- Địa chỉ thường trú là gì ? Sự khác biệt giữa thường trú và tạm trú
- Thửa đất là gì? Sự khác nhau giữa lô đất – thửa đất – khu đất.
- Đất tái định cư là gì? Đất tái định cư có được cấp sổ đỏ không?
- Khu dân cư hiện hữu là gì? Đất hiện hữu quy hoạch là gì?
- Có nên đặt bể cá bên phải cửa chính không? #2021
Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính
Đã gọi là cuốn “sổ đỏ” thì bạn có thể thấy tầm quan trọng của nó như thế nào đối với mỗi gia đình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật đất đai rồi đấy. Sau đây là một số trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính mà bạn cần biết:
+ Đăng kí cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất do bị mất: Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.
+ Dựa vào Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định thì khi muốn thay đổi mục đích sử dụng đất cần lên UBND huyện hoặc tỉnh để làm hồ sơ xin cấp phép
+ Như chúng ta đã nói ở trên, bản đồ địa chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan thẩm quyển giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất xảy ra sự tranh chấp đất có đơn trình lên UBND xã. Nếu cấp xã không hòa giải được thì đến cấp huyện, tỉnh vấn đề tranh chấp sẽ được mổ xẻ phân tích dựa trên trích lục bản đồ.
+ Khi sử dụng đất đai, vấn đề chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,… liên quan đến phòng Dân sự thì một trong những giấy tờ quan trọng nằm trong thủ tục tiến hành giải quyết đó là bản đồ địa chính. Trích lục bản đồ cho biết diện tích, hình dáng, vị trí,.. của thửa đất mà mình giao dịch vì vậy giúp cho quá trình điều tra tiến hành giao dịch nhanh chóng, chính xác.
Bản đồ địa chính có từ năm nào?
Từ thế kỉ thứ 18 bản đồ địa chính được manh nha hình thành với những gì sơ khai nhất khi chỉ đề cập đến cuốn sổ ghi chép những đăng kí đất đai, đăng kí hiện trường hay đó chỉ là bản mô tả vùng đất, đánh dấu lãnh thổ của mình.
Về sau, khi xã hội có những thay đổi về cơ cấu kinh tế, nhu cầu sở hữu quyền sử dụng đất tốt hơn thì bản đồ địa chính ra đời hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng mục đích kiểm kê đất đai và thu thuế.
Quy trình thành lập bản đồ địa chính.
Tiến hành thiết lập phương án kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính trước khi thực địa.
Trước khi bắt tay vào đo, vẽ chi tiết bản đồ địa chính các cán bộ cần phối hợp với chính quyền địa phương để có những giấy tờ, hồ sơ sổ sách liên quan đến thửa đất để xác định chính xác ranh giới thửa đất và đánh dấu cột mốc bằng vạch sơn.
Sau khi “mắt thấy tai nghe, tay được thực hiện” thì bắt đầu tiến hành đo vẽ chi tiết: sau khi nghiệm thu kết quả cùng đơn vị đo đạc cho in các sản phẩm điều tra thì tiến hành vẽ. Trong quá trình đo đạc có phát hiện kết quả đo đạc địa chính có sai sót thì người sử dụng đất báo cho đơn vị liên quan tiến hành lại.
Cuối cùng, bản đồ địa chính sau khi được kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công, đơn vị đo đạc xong được in ra, giao nộp và lưu trữ sử dụng.